TK (*) – Hỏi: Suy nghĩ có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Và làm thế nào để suy nghĩ tốt hơn?
Hoàng Gia – Đáp: Trước nhất để trả lời câu hỏi thứ nhất của bạn, tôi muốn bạn khẳng định một cách chắc chắn rằng “BẠN KHÔNG PHẢI LÀ SUY NGHĨ CỦA MÌNH”, hay nói cách bạn cần phải xác định một cách chính xác là “BẠN KHÔNG PHẢI LÀ SUY NGHĨ CỦA MÌNH”, thì khi đó bạn mới biết được tác dụng thực sự của suy nghĩ là gì? Và làm thế nào để suy nghĩ tốt hơn?
BẠN – là HIỆN HỮU, CÓ TRƯỚC mọi suy nghĩ. Và suy nghĩ có sau sự hiện hữu (tức là SỰ CÓ MẶT) của bạn. Và bạn có thể NHẬN RA ĐIỀU NÀY – bất cứ khi nào bạn HIỆN HỮU – vào thời điểm BÂY GIỜ. Khi BẠN Ở HIỆN TẠI – suy nghĩ im bặt, khi bạn tập trung vào hiện tại – SUY NGHĨ IM BẶT, vì suy nghĩ và hiện tại không thể đồng thời tồn tại. SUY NGHĨ – đóng vai trò điều khiển hành vi cho mọi hoạt động của bạn – vào thời điểm hiện tại. Khi bạn AN TOÀN – và không hành động, suy nghĩ trở nên miên man và rơi vào trạng thái lơ đãng (nó không làm việc). SUY NGHĨ CHỈ LÀM VIỆC THỰC SỰ - KHI NÓ KHÔNG SUY NGHĨ, chỉ là làm việc. Hãy nghĩ lại những công việc của bạn – mà cần có sự tham gia của suy nghĩ – thì nó là một công việc nặng nhọc, và tốt nhất là đừng làm nó. Và ngược lại, những công việc đã trở thành THÓI QUEN – tức là như bạn nghĩ là không cần có sự tham gia của suy nghĩ – thì đó mới chính là những công việc thực sự trên đời sống của bạn – vì đó là những công việc SUY NGHĨ “bị điều khiển”, còn những công việc còn đòi hỏi bởi suy nghĩ – thì đó là những công việc “suy nghĩ ở trên công việc”. Mà những công việc – để suy nghĩ ở trên công việc, thì tức là BẠN không làm nó, và suy nghĩ cũng không làm nó – và việc đó không được thực hiện. Ở khía cạnh thứ nhất, vai trò của suy nghĩ là “cỗ máy” – còn bạn là người điều khiển. Khi “cỗ máy hoạt động trơn tru” – là khi nó hành động – mà không hỏi lại người điều khiển, khi cỗ máy vừa làm vừa hỏi (suy nghĩ) thì tức là công việc đó sẽ không trơn tru. Hoặc bạn không nên làm nó – chuyển cho người khác (nếu đó là công việc bắt buộc), hoặc bạn chấp nhận làm nó – trong một khoảng thời gian cần thiết nhất – để vượt qua trạng thái “vừa làm vừa suy nghĩ này”.
BẠN – là SỰ TỈNH THỨC (NHẬN THỨC – với vai trò là KHÔNG GIAN CỦA SUY NGHĨ), tức là SỰ TỈNH TÁO mà không có chút suy nghĩ nào. BẠN – tức là bản chất chân thật của bạn là NGƯỜI CHỨNG KIẾN, còn suy nghĩ đóng vai trò là thực hiện – mà không cần phải suy nghĩ. Và để làm điều này – bạn cần TỈNH TÁO. THỨC TỈNH – là trạng thái tỉnh táo của bạn trong những hoạt động, và những hoạt động mà bạn tỉnh táo – là những hoạt động mà bạn CÓ LÝ DO (TẠI SAO?) PHẢI LÀM NÓ. Những hoạt động mà bạn không có lý do tại sao phải làm nó – là những hoạt động “dưới mức suy nghĩ” – và đó là những hoạt động không hiệu quả. Và nếu đó là những hoạt động không hiệu quả, thì tốt nhất BẠN cũng không cần phải làm nó. Điều kỳ lạ là: KHI BẠN BẮT ĐẦU VỚI CÂU HỎI TẠI SAO – BẠN PHẢI LÀM MỘT VIỆC GÌ ĐÓ? Thì sẽ luôn có công việc xuất hiện với LÝ DO TẠI SAO đó? Những công việc có LÝ DO TẠI SAO – BẠN PHẢI LÀM NÓ, là những công việc đến từ BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA BẠN, và suy nghĩ đóng vai trò là dẫn dắt hành vi để giúp bạn đạt được MỤC ĐÍCH (MỤC TIÊU). Đó là những công việc HIỆU QUẢ (CÓ KẾT QUẢ - đã được định sẵn). Luôn đi theo câu hỏi TẠI SAO – khi làm bắt kỳ việc gì, và hãy giao lại câu trả lời cho câu hỏi “LÀM THẾ NÀO?” – bạn sẽ thấy bộ não (suy nghĩ) trả lời tốt nhất cho câu hỏi “LÀM THẾ NÀO?” của bạn. Nhưng nếu như bạn không bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO trước khi làm một việc gì đó – bạn sẽ bị trôi theo “dưới mức suy nghĩ” và đó là những công việc không hiệu quả. Do đó, vai trò thứ hai của “suy nghĩ” chính là TRẢ LỜI CÂU HỎI “LÀM THẾ NÀO?” để bạn đạt được mục đích (mục tiêu) – và trước bắt kỳ hành động nào – hãy bắt đầu với câu hỏi “TẠI SAO?” – Đó chính là câu hỏi đến từ BẢN THỂ CHÂN THẬT của bạn nhiều nhất (vào thời điểm hiện tại) - ứng với tình hình hiện tại đó nhất.
BẠN – là VÔ NIỆM, tức là trạng thái “trống rỗng” (như là KHÔNG GIAN) mà không có chút suy nghĩ nào – chứ không phải bất kỳ suy nghĩ nào. Ở trạng thái VÔ NIỆM này – chính là TRẠNG THÁI SÁNG TẠO – được gọi là TRẠNG THÁI ĐƯA BẠN TRỞ VỀ BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA BẠN, và BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA BẠN là NGƯỜI SÁNG TẠO (NHÀ SÁNG TẠO) – hay là NGƯỜI KIẾN TẠO, và để trở thành NGƯỜI SÁNG TẠO (NHÀ SÁNG TẠO) – NGƯỜI KIẾN TẠO, bạn cần quay trở lại “VÔ NIỆM” (tức là làm trống suy nghĩ của mình). Ví dụ ở đây đơn giản là: Bạn là người sản xuất – còn suy nghĩ (bộ não) của bạn là “cái máy – có khả năng sản xuất”. Làm thế nào để “cái máy – có khả năng sản xuất” có thể sáng tạo (chế tạo)? Câu trả lời là HÃY DỌN DẸP CHO CÁI MÁY ĐÓ TRỞ NÊN “TRỐNG RỖNG” – bằng cách “lấy ra mọi tàn dư trong quá khứ”, và sắp xếp lại cái máy đó một cách “trật tự”, sau đó “đưa nguyên liệu đầu vào” rồi, thì cuối cùng mới sản xuất. Vì quá trình sản xuất trước có thể bị “tàn dư” của những nguyên liệu cũ, hoặc nếu bạn không làm sạch cái máy – mà đã đưa nguyên liệu vào thì dẫn đến “cỗ máy không hoạt động”, bị tắc nghẽn – và đó chính là tình trạng hiện thời của con người, suy nghĩ liên tục – mà không LÀM TRỐNG SUY NGHĨ - để có thể trở nên SUY NGHĨ SÁNG TẠO. Do đó, vai trò thứ ba của “suy nghĩ” là SUY NGHĨ CÓ TÍNH SÁNG TẠO – và BẠN SÁNG TẠO QUA SUY NGHĨ – và qua suy nghĩ có tính sáng tạo đó – BẠN SÁNG TẠO NÊN THỰC TẾ (MỚI) CỦA MÌNH. Tại sao tôi gọi là thực tế mới? Bởi vì suy nghĩ – tự nó không làm nên thực tế cho bạn, chỉ có BẠN (với BẢN CHẤT “VÔ NIỆM”) mới có nhiệm vụ làm nên THỰC TẾ MỚI cho bạn. BẠN – là NGƯỜI SÁNG TẠO, còn SUY NGHĨ – là CỖ MÁY SÁNG TẠO. Và BẠN – SÁNG TẠO NÊN THỰC TẾ MỚI CỦA MÌNH – bằng cách sáng tạo những cái mới, thông qua CỖ MÁY SÁNG TẠO - tức là SUY NGHĨ, còn chỉ một mình suy nghĩ – nó không làm điều đó (vì sự thực nó cũng không có nhiệm vụ để làm điều đó). Suy nghĩ (Bộ não) của bạn có khả năng tài tình để giải quyết chuyện TỒN TẠI, nhưng liên quan đến vấn đề PHÁT TRIỂN – ĐỔI MỚI – SÁNG TẠO thì nó không làm, mà chính BẠN – mới có nhiệm vụ làm điều đó. Trong vai trò thứ ba của suy nghĩ, thì suy nghĩ chính là CỖ MÁY SÁNG TẠO – còn BẠN (thực thể VÔ NIỆM) đóng vai trò NGƯỜI SÁNG TẠO. Cả hai thực thể kết hợp để SÁNG TẠO nên thực tế mới cho bạn. Nhưng bạn chỉ làm được điều này – khi bạn có thể NGỪNG SUY NGHĨ – trở nên VÔ NIỆM – và “sắp xếp lại suy nghĩ”, nếu không bạn chỉ “sửa lại thực tế” chứ không sáng tạo nên thực tế, vì SÁNG TẠO - ở bên ngoài suy nghĩ (chứ không phải ở bên trong suy nghĩ). Đừng để suy nghĩ đánh lừa bạn (khi đưa bạn lên quá cao – xa rời thực tế) – dẫn đến một hệ lụy khác. SÁNG TẠO - ở bên ngoài suy nghĩ, BẠN – là thực thể VÔ NIỆM có khả năng SÁNG TẠO nên thực tế mới của mình, còn SUY NGHĨ – đóng vai trò là CỖ MÁY thực thi nhiệm vụ sáng tạo đó, đó chính là vai trò thứ ba của suy nghĩ.
BẠN – là NHẬN THỨC, tức là KHÔNG GIAN CỦA SUY NGHĨ – bao trùm mọi suy nghĩ mà không phải là bất kỳ suy nghĩ nào. Khi đó, vai trò của SUY NGHĨ – chính là phát triển SỰ NHẬN THỨC trong bạn, và qua suy nghĩ bạn NHẬN THỨC về thế giới (tạm gọi là thế giới này) – trong chiều kích thời gian này – trên Trái Đất này, và vì thế có khả năng là BẠN – một thực thể NHẬN THỨC tồn tại vào thời điểm BÂY GIỜ - rải rác ở khắp mọi nơi trong Vũ trụ (vào thời điểm hiện tại) – nhưng nơi nào – thì hoàn toàn không xác định. Bạn chính là “THE KNOWHERE” (tức là CÁI BIẾT MỌI NƠI) – hiện hữu vào lúc này vào thời điểm BÂY GIỜ dưới hình hài của một con người (A HUMAN BEING), và bạn NHẬN THỨC THẾ GIỚI NÀY – qua suy nghĩ của bạn (theo chiều kích thời gian – có quá khứ, hiện tại, và ý niệm về tương lai (theo chiều kích đến từ quá khứ đến hiện tại)), và qua suy nghĩ – bạn trở nên NHẬN THỨC về thế giới. BẠN – không phải là suy nghĩ, mà BẠN – chính là NHẬN THỨC đằng sau (hậu trường) của suy nghĩ, trong khi suy nghĩ là đằng sau (hậu trường) của thế giới quan về thế giới này. Vậy nên, với vai trò này – BẠN – chính là THỰC THỂ NHẬN THỨC TUYỆT ĐỐI (vào thời điểm BÂY GIỜ) – và SUY NGHĨ là NHẬN THỨC TƯƠNG ĐỐI (đến từ quá trình tiếp nhận thông tin từ quá khứ, đến hiện tại, có chiều kích tương lai), cho nên SUY NGHĨ có vai trò giúp bạn trở nên NHẬN THỨC hơn – qua sự trải nghiệm đời sống vào thời điểm HIỆN TẠI của bạn, và qua SUY NGHĨ – bạn có tấm BẢN ĐỒ về cuộc sống (là cuộc sống của bạn trong thế giới này), trong khi bản thể NHẬN THỨC của bạn là BÂY GIỜ - và có nguồn gốc TRÊN THẾ GIỚI NÀY. Khi kết hợp lại với nhau, BẠN – một thực thể NHẬN THỨC (bên trên thế giới), và SUY NGHĨ – một thực thể có khả năng ghi nhớ dữ liệu (bên trong thế giới này) – bạn trở nên THÔNG MINH HƠN bằng cách ĐI TRÊN THỰC ĐỊA với tấm bản đồ cầm trên tay (suy nghĩ). Suy nghĩ – là TẤM BẢN ĐỒ hướng về thực địa, giúp bạn đi đúng nơi muốn đến, còn BẠN – thực thể NHẬN THỰC (HIỆN TẠI) là NGƯỜI bước đi trên thực địa – theo sự chỉ dẫn trên tấm bản đồ để đến nơi cần đến. Do đó, vai trò thứ tư của suy nghĩ chính là THẾ GIỚI QUAN CỦA BẠN về thế giới này, là TẤM BẢN ĐỒ mà BẠN thấy đó và bước đi theo sự chỉ dẫn của tấm bản đồ đó. SUY NGHĨ - là cần thiết như tấm bản đồ đi đường – bất cứ khi nào bạn đi trong thế giới này.
BẠN – có BẢN CHẤT CHÂN THẬT LÀ PHI THỜI GIAN, được HIỆN HỮU vào thời điểm BÂY GIỜ; Còn SUY NGHĨ của bạn là “bộ dữ liệu ghi nhớ (giống như USB)” – có tính quá khứ, hiện tại và những dự tưởng tương lai (cũng căn cứ vào thời điểm hiện tại). Trong trường hợp này, vai trò của suy nghĩ là để BẠN HỌC HỎI – tiếp thu KINH NGHIỆM đến tứ quá khứ, và điều chỉnh cuộc hành trình (trải nghiệm) vào thời điểm BÂY GIỜ của bạn. Do đó, vai trò thứ năm của SUY NGHĨ – chính là SỰ HỌC HỎI của bạn về những chuyện đã xảy ra để bạn có kinh nghiệm ứng phó với thế giới này vào thời điểm HIỆN TẠI – qua sự NHẬN THỨC PHI THỜI GIAN CỦA BẠN (chỉ HIỆN HỮU vào thời điểm bây giờ).
Do đó, bất cứ khi nào bạn rời xa HIỆN TẠI – rời xa trạng thái NHẬN THỨC – rời xa trạng thái VÔ NIỆM – rời xa trạng thái TỈNH THỨC – rời xa trạng thái HIỆN HỮU (SỰ CÓ MẶT), thì bạn quay về một trong năm trạng thái này – và sau đó tiếp tục điều hướng “suy nghĩ” theo 1 trong 5 hướng:
Thứ nhất, KHÔNG SUY NGHĨ – CHỈ HÀNH ĐỘNG – và đó thường là những HÀNH ĐỘNG MANG TÍNH THÓI QUEN, hoặc những HÀNH ĐỘNG MANG TÍNH SÁNG TẠO CỦA BẠN
Thứ hai, SUY NGHĨ TRẢ LỜI CÂU HỎI “LÀM THẾ NÀO?” – còn bạn bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO? Bạn thực hiện một hành động – hoặc một chuỗi các hành động nào đó. Và khi suy nghĩ trả lời câu hỏi “LÀM THẾ NÀO?” thì hoặc là NÓ KHÔNG SUY NGHĨ (khi bạn hành động) – hoặc là SUY NGHĨ CÓ TÍNH MỤC ĐÍCH (Bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO? của bạn), và trong cả hai trường hợp đó là SUY NGHĨ HIỆU QUẢ.
Thứ ba, SUY NGHĨ ĐƯỢC LÀM TRỐNG KHÔNG – để BẠN sáng tạo nên THỰC TẾ MỚI của bạn qua trạng thái “vô niệm” (không suy nghĩ). BẠN – là NGƯỜI SÁNG TẠO, còn SUY NGHĨ – đóng vai trò là “cỗ máy sáng tạo” được sáng tạo từ bạn.
Thứ tư, NHẬN THỨC “SUY NGHĨ” LÀ TẤM BẢN ĐỒ, còn BẠN – chính là thực thể NHẬN THỨC. Và qua suy nghĩ – bạn thấy được tấm bản đồ (bức tranh toàn cảnh, bất cứ khi nào bạn cần tấm bản đồ), song song với việc đi trên thực địa của bạn, được hòa hợp với nhau.
Thứ năm, BẠN – là THỰC THỂ PHI THỜI GIAN và chỉ HIỆN HỮU vào thời điểm HIỆN TẠI, còn suy nghĩ là “bộ nhớ (dữ liệu)”, do đó bất cứ khi nào suy nghĩ “lôi kéo bạn quá nhiều về quá khứ, hoặc tương lai” thì bạn luôn có thể quay trở lại HIỆN TẠI – BÂY GIỜ bất cứ khi nào có thể, tức là luôn có thể LÀM MỚI MÌNH BẰNG KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI (mà không trở nên già cỗi theo suy nghĩ…)
Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để suy nghĩ tốt hơn?
Và điều làm cho suy nghĩ trở nên tốt hơn – chính là CÂU HỎI THỰC HÀNH TÂM LINH SỐ 3 – CÂU HỎI TỐI THƯỢNG, bất cứ khi nào bạn đi theo tâm trí (rời xa bản chất chân thật của bạn), đó chính là câu hỏi: “CON CÒN ‘ĐƠN SƠ’ KHÔNG?... (TÊN CỦA BẠN)?”. Câu hỏi này bạn sẽ trả lời nó bất cứ khi nào – bạn cần tìm về BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA BẠN – MỘT TRẺ EM.
Đó là lý do tại sao, trong một phân đoạn Kinh Thánh, Chúa Yeshua nói “Nước Thiên Đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ này.” (Kinh Thánh | Ma-thi-ơ 9:14b)
“Giống như con trẻ” – chính là một người có TÂM TRÍ GIỐNG NHƯ CON TRẺ - sau khi trở nên CÓ NHẬN THỨC VỀ CUỘC SỐNG NÀY (nhưng lại không bị vẩn đục bởi cuộc sống này).
Và – để suy nghĩ tốt hơn – chính là SUY NGHĨ CỦA BẠN VẪN CÒN CÓ THỂ TRỞ NÊN NHƯ CON TRẺ (ở trạng thái không suy nghĩ – mà vẫn còn tỉnh táo – chứ không phải là trạng thái ngủ).
#ANewHumanBeing - #Thinking - #ThinkingBetter - #YouAreNotYourThinking - #Children
Ngày 19/1/2022
Thông điệp từ: TRẦN TRUNG KIÊN | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR